Cơ quan thực thi pháp luật của Đức đã triệt phá 12 trung tâm cuộc gọi lừa đảo qua điện thoại đứng sau hàng nghìn cuộc gọi lừa đảo hàng ngày ở Albania, Bosnia và Herzegovina, Kosovo và Lebanon.
Các nhân viên thực thi pháp luật ở Đức, được hỗ trợ bởi hàng trăm đối tác từ các quốc gia khác (như Albania, Bosnia và Herzegovina, Kosovo và Lebanon), đã tiến hành nhiều cuộc đột kích vào ngày 18 tháng 4, xác định 39 nghi phạm và bắt giữ 21 đối tượng. Họ cũng tịch thu bằng chứng, bao gồm vật chứa dữ liệu, tài liệu, tiền mặt và các tài sản khác, trị giá khoảng 1 triệu Euro.
Hoạt động thực thi pháp luật cũng phát hiện các bằng chứng số quan trọng giúp xác định các trung tâm cuộc gọi khác và các đối tượng khả nghi.
Europol cho biết: "21 đối tượng đã bị bắt giữ trong đợt hành động do Europol hỗ trợ nhằm triệt phá một mạng lưới tội phạm đứng sau các vụ lừa đảo hàng nghìn nạn nhân bằng nhiều phương thức hoạt động khác nhau".
"Các thủ đoạn của chúng bao gồm các cuộc gọi mạo danh cảnh sát, lừa đảo kêu gọi đầu tư hoặc lừa đảo tình cảm".
Được gọi là "Chiến dịch PANDORA", hoạt động thực thi pháp luật chung này bắt đầu vào tháng 12 năm 2023, khi một giao dịch viên ngân hàng ở Freiburg, Đức nghi ngờ một khách hàng khi người đó đã cố gắng rút hơn 100.000 € tiền mặt.
Như được phát hiện sau đó, nghi phạm có liên quan đến một vụ 'giả mạo cảnh sát' và đã được báo cáo cho cảnh sát thật.
Cảnh sát Freiburg đã bắt giữ những kẻ lừa đảo, số điện thoại của họ bị phát hiện đã thực hiện hơn 28.000 cuộc gọi lừa đảo trong vòng 48 giờ.
Bắt đầu từ tháng 12 năm 2023, hơn một trăm điều tra viên ở Đức đã theo dõi các cuộc trò chuyện từ nhiều trung tâm cuộc gọi của nhóm tội phạm.
Nhờ sự hỗ trợ của Văn phòng Công tố Freiburg và Karlsruhe, họ đã theo dõi hơn 1,3 triệu cuộc trò chuyện và ngăn chặn 80% các hoạt động gian lận tài chính. Cảnh sát đã theo dõi tới 30 cuộc trò chuyện đồng thời để ngăn chặn thiệt hại lên tới hơn 10 triệu euro.
Europol cho biết thêm rằng: “Những kẻ lừa đảo thường đóng giả là người thân, nhân viên ngân hàng, chuyên viên chăm sóc khách hàng hoặc cảnh sát. Chúng sử dụng nhiều thủ đoạn thao túng để lừa tiền của nạn nhân”.
Năm ngoái, cảnh sát cũng đã triệt phá nhiều trung tâm cuộc gọi trên khắp Châu Âu do một nhóm tội phạm có tổ chức kiểm soát có liên quan đến lừa đảo đầu tư trực tuyến.
Các nhà điều tra ước tính vào thời điểm đó các nạn nhân người Đức đã mất hơn 2 triệu euro, các nạn nhân từ các quốc gia khác như Thụy Sĩ, Úc và Canada,… cũng rơi vào bẫy của những kẻ lừa đảo.
Nguồn: bleepingcomputer.com.
Cơ quan An ninh mạng và Cơ sở hạ tầng Mỹ (CISA) đã thêm một lỗ hổng nghiêm trọng ảnh hưởng đến GitLab vào danh mục Các lỗ hổng bị khai thác đã biết (KEV).
Công ty lưu trữ cloud DropBox cho biết tin tặc đã xâm phạm hệ thống phần mềm cho nền tảng DropBox Sign eSignature của họ và giành được quyền truy cập vào các dữ liệu xác thực (token), khóa MFA, mật khẩu ở dạng hash và thông tin của khách hàng.
Lợi dụng lòng tin của người dân vào chính sách Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm Y tế (BHXH, BHYT), một số đối tượng đã giả danh là người của cơ quan BHXH Việt Nam nhằm lừa đảo, chiếm đoạt tài sản của người dân khi làm các thủ tục liên quan đến BHXH, BHYT.
Tín nhiệm mạng | HPE Aruba Networking đã phát hành tư vấn bảo mật tháng 4 năm 2024, công bố chi tiết các lỗ hổng thực thi mã từ xa (RCE) nghiêm trọng ảnh hưởng đến nhiều phiên bản hệ điều hành ArubaOS.
Deepfake đã trở thành mối đe dọa đối với không gian mạng tại Việt Nam, nơi tội phạm mạng thường sử dụng các cuộc gọi video Deepfake để mạo danh một cá nhân và vay mượn người thân, bạn bè của họ những khoản tiền lớn cho những trường hợp cấp bách.
Vào dịp lễ 30/4, 01/5 sắp tới, nhu cầu sử dụng các dịch vụ của người dân tăng cao, lợi dụng thời điểm này, tội phạm lừa đảo có thể sẽ xuất hiện với nhiều "chiêu lừa" mới.