HP đã phát hành tư vấn bảo mật cho ba lỗ hổng bảo mật nghiêm trọng và một lỗ hổng mức cao, đều được nhóm Zero Day Initiative của Trend Micro phát hiện và báo cáo, ảnh hưởng đến hàng trăm loại máy in LaserJet Pro, Pagewide Pro, OfficeJet, Enterprise, Large Format và DeskJet.
Bản tin bảo mật đầu tiên cảnh báo về CVE-2022-3942, lỗ hổng tràn bộ đệm có thể dẫn đến thực thi mã từ xa trên thiết bị bị ảnh hưởng. Lỗ hổng được HP đánh giá ở mức nghiêm trọng, có điểm CVSS 8,4 trên tổng số 10.
HP cho biết “một số sản phẩm HP Print và các sản phẩm Digital Sending có thể chứa lỗ hổng thực thi mã từ xa và tràn bộ đệm khi sử dụng Link-Local Multicast Name Resolution (LLMNR)”.
HP đã phát hành các bản cập nhật firmware cho hầu hết các sản phẩm bị ảnh hưởng. Đối với các sản phẩm không có bản vá, công ty cung cấp các giải pháp giảm thiểu rủi ro bằng cách cấu hình để tắt LLMNR.
Các bước để tắt các giao thức mạng không sử dụng bằng máy chủ EWS cho LaserJet Pro có sẵn tại đây, hướng dẫn cho các sản phẩm khác có thể xem ở đây.
Bản tin bảo mật thứ hai từ HP cảnh báo về hai lỗ hổng mức nghiêm trọng và một lỗ hổng mức cao có thể bị lợi dụng để tiết lộ thông tin, thực thi mã từ xa và tấn công từ chối dịch vụ.
Ba lỗ hổng có định danh là CVE-2022-24291 (điểm CVSS: 7,5), CVE-2022-24292 và CVE-2022-24293 (đều có điểm CVSS: 9,8).
Một trong các loại máy LaserJet Pro được liệt kê hiện chưa có bản vá cũng như biện pháp thay thế để khắc phục lỗ hổng. Các bản cập nhật bảo mật cho loại máy này sẽ được cập nhật sau.
Quản trị viên của tất cả các loại máy khác có thể truy cập trang hỗ trợ của HP, chọn loại thiết bị tương ứng và cài đặt phiên bản firmware mới nhất hiện có.
Bạn nên áp dụng các bản cập nhật bảo mật càng sớm càng tốt đồng thời nên sử dụng các hệ thống tường lửa mạng và áp dụng các chính sách hạn chế truy cập từ xa để giảm thiểu rủi ro cho các thiết bị.
Nguồn: bleepingcomputer.com.
Tín nhiệm mạng | Microsoft xác nhận LAPSUS$ đã xâm phạm vào vào hệ thống của họ. Nhà cung cấp dịch vụ xác thực Okta cũng cho biết gần 2,5% khách hàng của họ có khả năng bị ảnh hưởng sau vụ vi phạm.
Tín nhiệm mạng | Năm lỗ hổng bảo mật mới được phát hiện trong Dell BIOS cho phép đối tượng tấn công thực thi mã trên các hệ thống dễ bị tấn công, bao gồm CVE-2022-24415, CVE-2022-24416,...
Tín nhiệm mạng | Một công cụ lừa đảo có sẵn cho phép bất kỳ ai tạo ra các biểu mẫu đăng nhập lừa đảo trực tuyến bằng cách sử dụng cửa sổ trình duyệt Chrome giả mạo.
Tín nhiệm mạng | Môi trường CNTT thay đổi liên tục đòi hỏi các nhà phân tích CSIR phải cập nhật các kỹ năng, thường xuyên luyện tập và hiểu rõ về cấu trúc liên kết của tất cả các hệ thống...
Tín nhiệm mạng | Một nhóm tấn công đã triển khai một rootkit mới nhằm vào các hệ thống Oracle Solaris với mục tiêu xâm phạm Máy rút tiền tự động (ATM) và thực hiện rút tiền trái phép tại các ngân hàng
Tín nhiệm mạng | Một mạng botnet mới có tên là Cyclops Blink đang nhắm mục tiêu đến các bộ định tuyến của ASUS để thu thập và lấy cắp dữ liệu trên các thiết bị.