Hai lỗ hổng bảo mật trong "All in One" - WordPress SEO plugin rất phổ biến, ảnh hưởng đến hơn 3 triệu trang web, cho phép tin tặc tấn công chiếm quyền kiểm soát.
Các lỗ hổng có mức độ nghiêm trọng và cao, được nhà nghiên cứu bảo mật Marc Montpas phát hiện và báo cáo, lần lượt là lỗ hổng leo thang đặc quyền (CVE-2021-25036) và lỗ hổng SQL Injection (CVE-2021-25037), ảnh hưởng đến phiên bản SEO All in One từ 4.0.0 đến 4.1.5.2.
Nhà phát triển plugin đã phát hành bản cập nhật bảo mật để khắc phục cả hai lỗ hổng vào ngày 7/12/2021.
Tuy nhiên, theo thống kê trong hai tuần qua kể từ khi bản vá được phát hành, hơn 820.000 trang web sử dụng plugin vẫn chưa cập nhật bản vá và có nguy cơ tấn công.
Việc khai thác lỗ hổng yêu cầu xác thực, tuy nhiên, chỉ cần có quyền người dùng mức thấp như “Subscriber” (người đăng ký), kẻ tấn công có thể lạm dụng lỗ hổng trong các cuộc tấn công.
Subscriber là một quyền người dùng WordPress mặc định, cho phép người dùng nhận xét về các bài viết được đăng trên các trang web WordPress.
Người đăng ký thường chỉ có thể chỉnh sửa hồ sơ của riêng họ bên cạnh việc đăng nhận xét. Trong trường hợp này, kẻ tấn công có thể khai thác CVE-2021-25036 để nâng cao đặc quyền và thực thi mã từ xa trên các trang web dễ bị tấn công và có khả năng chiếm hoàn toàn quyền kiểm soát trang web.
Cập nhật bản vá ngay
Montpas cho biết tin tặc có thể dễ dàng lạm dụng CVE-2021-25036 trên các trang web bị ảnh hưởng để leo thang đặc quyền.
"Điều này rất đáng lo ngại vì kẻ tấn công có thể khai thác lỗ hổng để truy cập đến một số endpoint nhạy cảm, như endpoint aioseo/v1/htaccess và ghi đè nội dung tệp .htaccess tùy ý".
"Kẻ tấn công có thể lạm dụng tính năng này để che dấu các backdoors và thực thi mã độc trên máy chủ."
Để giảm thiểu nguy cơ bị khai tác công, các quản trị viên trang web WordPress nên kiểm tra và cài đặt/cập nhập lên phiên bản không bị ảnh hưởng (SEO All In One 4.1.5.3) sớm nhất có thể.
Nguồn: bleepingcomputer.com
Tín nhiệm mạng | Một ứng dụng Android, với hơn 500.000 lượt tải xuống từ cửa hàng ứng dụng Google Play có chứa mã độc gian lận thanh toán Joker
Tín nhiệm mạng | Meta kiện những kẻ đã vận hành hơn 39.000 trang web lừa đảo mạo danh công ty để đánh lừa người dùng nhằm lấy cắp thông tin đăng nhập.
Tín nhiệm mạng | Meta loại bỏ và cấm bảy tổ chức gián điệp mạng vì nhắm mục tiêu vào các nhà báo, nhà bất đồng chính kiến, các nhà hoạt động nhân quyền,… ở hơn 100 quốc gia.
Tín nhiệm mạng | Phát hiện khai thác mới cho phép tin tặc lạm dụng lỗ hổng Log4Shell để tấn công vào các máy chủ cục bộ bằng cách sử dụng kết nối JavaScript WebSocket
Tín nhiệm mạng | Mozilla đã khắc phục một lỗ hổng gây lộ thông tin đăng nhập trong trình duyệt Firefox qua tính năng Windows Cloud Clipboard khi người dùng sao chép mật khẩu.
Tín nhiệm mạng | Các tác nhân độc hại đang triển khai backdoor mới dưới dạng một mô-đun máy chủ web Internet Information Services để lấy cắp thông tin xác thực và thực thi lệnh từ xa