Hãy chia sẻ câu chuyện của bạn với chúng tôi bằng cách nhắn tin đến fanpage Tín nhiệm mạng hoặc gửi email đến địa chỉ [email protected] để câu chuyện của bạn cảnh báo đến nhiều người hơn.
Mới đây, PIB Fact Check - trang thông tin chuyên đăng tải về các hình thức lừa đảo - đã đưa ra lời cảnh báo về một thủ đoạn mới hết sức tinh vi, liên quan tới dịch vụ vận chuyển hàng hóa của Bưu điện Ấn Độ (Indian Post).
Được biết, một bộ phận người dân Ấn Độ trình báo rằng họ nhận được tin nhắn đến từ Bưu điện quốc gia với nội dung như sau: “ Kiện hàng của bạn đã không thể được vận chuyển thành công do địa chỉ không chính xác, yêu cầu cập nhật thông tin trong vòng 48 giờ, nếu không kiện hàng sẽ được trả lại cho người gửi.” Đính kèm trong tin nhắn là một đường link, người dân được hướng dẫn bấm vào đường link để sửa và cập nhật thông tin.
Đường link sẽ dẫn người gửi tới một trang web, bên cạnh địa chỉ, trang web yêu cầu người dùng cung cấp các thông tin như họ và tên, số điện thoại, tài khoản ngân hàng nhằm xác minh danh tính người gửi. Trên thực tế, đây là thủ đoạn mà các đối tượng lừa đảo sử dụng nhằm đánh cắp thông tin của nạn nhân.
Trước tình hình lừa đảo diễn ra, Cục An toàn thông tin (Bộ TT&TT) khuyến cáo người dân cảnh giác trước các tin nhắn giả mạo. Khi bắt gặp trường hợp nêu trên, người dân cần liên hệ lại với các đơn vị vận chuyển thông qua số điện thoại hoặc cổng thông tin điện tử chính thống nhằm xác thực, nắm bắt tình trạng đơn hàng. Tuyệt đối không bấm vào các đường link lạ, không cung cấp các thông tin cá nhân cho bất kỳ đối tượng lạ nào khi chưa xác minh được danh tính. Khi nhận thấy dấu hiệu lừa đảo, người dân cần trình báo với các cơ quan, lực lượng chức năng để kịp thời truy vết và ngăn chặn hành vi lừa đảo.
Theo dõi và cập nhật các thông tin, tình huống thông tin, tình huống, dấu hiệu về lừa đảo trực tuyến tại Cổng không gian mạng quốc gia (https://khonggianmang.vn)
Nếu phát hiện dấu hiệu lừa đảo, hãy gửi phản ánh về địa chỉ của trang Cảnh báo an toàn thông tin Việt Nam (https://canhbao.khonggianmang.vn)
Mới đây, Vsevolod Kokorin - một chuyên gia an ninh mạng đã lên tiếng cảnh báo về hình thức lừa đảo hết sức tinh vi liên quan tới hệ thống thư điện tử của Microsoft. Người này cho biết mình đã phát hiện một lỗ hổng khiến cho những Email đến từ các đối tượng lừa đảo trở nên khó phát hiện hơn.
Giải vô địch bóng đá Châu Âu (EURO 2024) và giải vô địch bóng đá Nam Mỹ năm 2024 (COPA AMERICA 2024) là các sự kiện thể thao, giải trí lớn, thu hút đông đảo người hâm mộ trên thế giới trong đó có Việt Nam, đồng thời cũng là thời điểm phát sinh, gia tăng các hình thức cá độ bóng đá, lôi kéo số lượng người chơi lớn, gây ra rất nhiều hệ lụy, suy thoái kinh tế gia đình, xã hội.
Ngày 14/6, Cơ quan Cảnh sát điều tra (Công an quận Liên Chiểu) cho biết, đang tiến hành điều tra vụ án hình sự "Lừa đảo chiếm đoạt tài sản" xảy ra trên địa bàn.
Thời gian qua, các app cho vay tiền qua iCloud nở rộ, tuy nhiên, khách hàng sẽ phải đối mặt với nhiều rủi ro, nhất là chiêu trò cho vay nặng lãi “biến tướng”.
Ngày 17/6, Công an TPHCM cho biết, gần đây trên địa bàn Thành phố xuất hiện thủ đoạn lừa đảo chiếm đoạt tài sản dưới hình thức giả mạo nhân viên Lotte Cinema tuyển người làm nhiệm vụ kiếm tiền 'hoa hồng'.
Các nhà nghiên cứu bảo mật đã tiết lộ chi tiết về một lỗ hổng bảo mật hiện đã được vá ảnh hưởng đến nền tảng cơ sở hạ tầng trí tuệ nhân tạo (AI) nguồn mở Ollama có thể bị khai thác để thực thi mã từ xa (RCE).