Phiên bản thử nghiệm của Phần mềm Tự động lái xe hoàn toàn (Full Self-Driving) của Tesla đã bị rò rỉ và đang được chia sẻ rộng rãi trong cộng đồng hack Tesla.
Hiện tại, phần mềm FSD Beta chỉ đang được thử nghiệm nội bộ và là một phần của chương trình "truy cập sớm" của nhà sản xuất ô tô cho một số khách hàng của Tesla.
Nó cho phép người lái xe nhập một vị trí trong hệ thống định vị. Chiếc xe sẽ tự động lái đến địa điểm dưới sự giám sát liên tục của người lái xe.
Giám đốc điều hành Elon Musk cho biết sẽ phát hành rộng rãi phần mềm hơn cho các chủ sở hữu Tesla ở Mỹ đã mua gói FSD vào cuối tháng Chín.
Có nhiều ý kiến trái chiều trong việc phát hành FSD của Tesla: một số cho rằng nhà sản xuất ô tô đang quá vội vàng để phát hành phần mềm, một số khác đang mong chờ nó và không hài lòng vì chỉ một số khách hàng được Tesla lựa chọn mới được trải nghiệm các tính năng mới trong khi họ sẵn sàng trả 10.000 đô la để mua nó.
Phần mềm FSD bị rò rỉ ra bên ngoài
Theo nguồn tin nhận được của Electrek, các tệp binary firmware của Tesla FSD Beta đã bị rò rỉ và đang được chia sẻ khắp nơi trong cộng đồng hack Tesla.
Một số tin tặc có xe Tesla đã xâm nhập máy chủ Tesla với quyền truy cập root đã xem qua các bản cập nhật phần mềm của Tesla bao gồm cả tệp FSD Beta firmware. Họ còn thử kích hoạt các tính năng chưa được phát hành hoặc không hoạt động.
Họ đã âm thầm sử dụng FSD để tránh bị Tesla phát hiện cho đến khi một chủ sở hữu Tesla người Ukraine đã đăng một đoạn video đang chạy phiên bản 8.2 của FSD Beta trên xe của chính mình ở Kiev, nơi Tesla chưa phát hành phần mềm.
Nguồn tin cho biết đây là phiên bản cũ hơn của FSD Beta, phiên bản mới hơn hiện tại là phiên bản 9 đang được thông qua.
Tesla chỉ mới phát triển phần mềm tự lái đầy đủ của mình cho thị trường Hoa Kỳ và nó hiện chưa được tối ưu hóa để sử dụng bên ngoài Hoa Kỳ.
Không giống như các công ty khác (Waymo hoặc GM's Cruise) đang phát triển công nghệ tự lái hoàn toàn dựa vào bản đồ HD và geo-blocking, Tesla đang xây dựng nó dựa trên mạng nơ-ron (neural), về mặt lý thuyết nó có thể xử lý bất kỳ tình huống lái xe.
Tuy nhiên, mạng lưới nơ-ron của nó vẫn cần được đào tạo với nhiều dữ liệu tương ứng với những con đường mà nó sẽ đi qua. Dữ liệu đường đi tại Ukraine không phải là một ưu tiên vì Tesla vẫn chưa tung xe điện của mình ra thị trường này.
Có nguồn tin nói rằng Tesla không hề hay biết về vụ rò rỉ FSD cho đến gần đây mặc dù nó đang diễn ra trong một thời gian. Nguồn tin cũng cho biết cộng đồng hack đã hạn chế việc lưu hành phần mềm FSD vì không có mục đích xấu ngoài việc muốn sử dụng nó.
Tesla đã từng gặp vấn đề về an ninh mạng (năm ngoái, một hacker đã tấn công máy chủ Tesla và giành được quyền kiểm soát toàn bộ đội xe), nhưng họ đã và đang thực hiện từng bước để cải thiện tính bảo mật của mình.
Nguồn: electrek.co.
Tín nhiệm mạng | Theo các nhà nghiên cứu tại công ty an ninh mạng Resecurity, tin tặc đã đột nhập vào mạng máy tính của Liên hợp quốc (LHQ) và lấy cắp dữ liệu.
Tín nhiệm mạng | Google đã giới thiệu các tính năng mới cho Private Compute Core của Android. Bộ ứng dụng mới này sẽ "cung cấp một cầu nối bảo vệ quyền riêng tư giữa Private Compute Core và cloud.
Tín nhiệm mạng | Một nhà nghiên cứu đã phát hành mã khai thác cho lỗ hổng Ghostscript có thể dùng để xâm nhập vào hệ thống của Airbnb, Dropbox và ứng dụng Yandex.Realty.
Tín nhiệm mạng | Một tin tặc đã tiết lộ danh sách gần 500.000 tên đăng nhập và mật khẩu Fortinet trên các các thiết bị có thể đã bị khai thác vào mùa hè năm ngoái. Tin tặc cho biết mặc dù lỗ hổng Fortinet bị khai thác đã được vá, nhưng nhiều thông tin đăng nhập VPN vẫn còn hiệu lực.
Tín nhiệm mạng | Ngày 9/9, tọa đàm cấp cao Lãnh đạo CNTT và an toàn thông tin với chủ đề “Nâng cao năng lực ứng phó thách thức an toàn, an ninh mạng trong tình hình mới” đã được tổ chức theo hình thức kết hợp trực tiếp và trực tuyến.
Tín nhiệm mạng | Hacker mũ trắng nhà nghiên cứu bảo mật Marcus Hutchins đã chia sẻ trên tiktok các mẹo đơn giản giúp bạn có thể phát hiện camera ẩn trong Airbnb (phòng cho thuê) hoặc khách sạn