Apple đang tạm dừng kế hoạch rà quét thiết bị của người dùng để tìm nội dung lạm dụng trẻ em (CSAM) sau khi nhận được phản hồi liên tục vì lo ngại tính năng này có thể bị lợi dụng để giám sát hàng loạt và xâm phạm quyền riêng tư của người dùng.
Nhà sản xuất iPhone cho biết đã quyết định dành thêm thời gian để thu thập thông tin và thực hiện các cải tiến trước khi phát hành các tính năng an toàn cho trẻ em nhưng ko nói rõ về thông tin sẽ thu thập cũng như cách mà họ thực hiện cải tiến tính năng này.
Những thay đổi ban đầu dự kiến sẽ thử nghiệm trên iOS 15 và macOS Monterey ở Mỹ vào cuối năm nay.
Vào tháng 8, Apple đã giới thiệu một số tính năng dự kiến nhằm giúp hạn chế sự lây lan của CSAM trên nền tảng của mình, bao gồm tính năng rà quét thư viện Ảnh iCloud của người dùng để tìm nội dung lạm dụng, ứng dụng Communication Safety trong tin nhắn để cảnh báo trẻ em và cha mẹ của chúng khi nhận hoặc gửi ảnh khiêu dâm, và cập nhật tính năng trong Siri và Search giúp hạn chế người dùng thực hiện tìm kiếm các chủ đề liên quan đến CSAM.
Các biện pháp nhằm đạt được sự cân bằng giữa việc bảo vệ quyền riêng tư của khách hàng và việc đáp ứng các yêu cầu điều tra liên quan đến khủng bố và khiêu dâm trẻ em từ các cơ quan chính phủ.
Tuy nhiên, các đề xuất đã vấp phải các phản ứng dữ dội ngay sau đó.
Electronic Frontier Foundation (EFF) cho rằng Apple đã cố gắng tạo ra một hệ thống giám sát chứa backdoor trên thiết bị.
Trung tâm Dân chủ & Công nghệ (CDT) cho biết: "Một khi khả năng này được tích hợp vào các sản phẩm của Apple, công ty sẽ phải đối mặt với các yêu cầu pháp lý tiềm ẩn và áp lực rất lớn từ các chính phủ trên thế giới để rà quét ảnh, không chỉ cho CSAM mà còn cho các hình ảnh khác mà chính phủ cho là không hợp pháp được lưu trữ trên iCloud hoặc trên thiết bị "
Apple giải thích: "Công nghệ này chỉ giới hạn trong việc phát hiện CSAM được lưu trữ trong iCloud và chúng tôi sẽ không tuân theo bất kỳ yêu cầu nào của chính phủ cho mục đích khác".
Điều đó không làm giảm bớt lo ngại rằng quá trình rà quét thiết bị có thể dẫn đến việc xâm phạm quyền riêng tư và có thể được mở rộng để lạm dụng hơn nữa hoặc cung cấp một cách để phá vỡ mã hóa end-to-end.
Bên cạnh đó nó cũng không thể tránh khỏi “dương tính giả” trong trường hợp đụng độ mã băm – hai ảnh khác nhau tạo ra cùng một giá trị băm, dẫn đến đánh lừa hệ thống rằng hình ảnh giống nhau trong khi chúng khác nhau.
Nguồn: thehackernews.com.
Tín nhiệm mạng | Các nhóm trên mạng xã hội sử dụng tên “Hà Nội”, “Hà Nội News”... đăng tải các thông tin không chính xác về dịch Covid-19, gây hoang mang dư luận sẽ bị cơ quan quản lý xử lý nghiêm.
Tín nhiệm mạng | Nhà nghiên cứu bảo mật ValdikSS đã phát hiện ra mã độc trong bốn loại điện thoại di động bấm nút dùng để gửi tin nhắn SMS, truy cập mạng để theo dõi doanh số bán hàng, lén đăng ký dịch vụ SMS trả phí và chặn tin nhắn SMS đến để ngăn bị phát hiện.
Tín nhiệm mạng | Cáp OMG, một sợ cáp trông giống hệt như cáp Lightning USB tiêu chuẩn của Iphone, nó cho phép kẻ tấn công từ xa lấy cắp dữ liệu của người dùng.
Tín nhiệm mạng | Một loạt các lỗ hổng bảo mật mới đã được phát hiện trong Bluetooth stacks cho phép kẻ tấn công thực thi mã tùy ý và tấn công từ chối dịch vụ.
Tín nhiệm mạng | Ủy ban Chứng khoán và Giao dịch Hoa Kỳ (SEC) đã cáo buộc BitConnect và người sáng lập Satish Kumbhani và Glenn Arcaro vì hành vi lừa đảo cho vay tiền điện tử.
Tín nhiệm mạng | Sở Thông tin & Truyền thông TP.HCM yêu cầu chủ tài khoản Angela Phương Trinh gỡ bỏ các thông tin cho rằng giun đất chữa Covid-19.