Mới đây, Google đã chính thức công bố triển khai tính năng bảo mật Privacy Sandbox trên Android ở phiên bản thử nghiệm (bản beta) cho các thiết bị di động đủ điều kiện đang chạy Android 13.
Google cho biết rằng: "Bản thử nghiệm Privacy Sandbox cung cấp các API mới được thiết kế với cốt lõi là quyền riêng tư và không sử dụng số định danh (identifier) để theo dõi hoạt động của người dùng trên các ứng dụng và trang web". "Các ứng dụng tham gia thử nghiệm có thể sử dụng các API này để hiển thị cho bạn các quảng cáo có liên quan và đo lường hiệu quả của chúng".
Các thiết bị đã được chọn cho thử nghiệm sẽ có phần Privacy Sandbox trong Cài đặt để cho phép người dùng kiểm soát sự tham gia của họ cũng như xem và quản lý các mối quan tâm hàng đầu của họ như đã được Topics API xác định để hiển thị quảng cáo có liên quan.
Theo Google, phân loại Chủ đề (Topics taxonomy) ban đầu được thiết lập gồm khoảng vài trăm đến vài nghìn chủ đề, và sẽ do con người quản lý để loại trừ các chủ đề nhạy cảm.
Thử nghiệm Beta dự kiến sẽ bắt đầu với một "tỷ lệ nhỏ" thiết bị Android 13 và sẽ dần mở rộng theo thời gian.
Privacy Sandbox trên Android là câu trả lời của Google đối với tính minh bạch trong việc theo dõi ứng dụng (App Tracking Transparency- ATT, yêu cầu các nhà phát triển ứng dụng phải có được sự đồng ý rõ ràng của người dùng trước khi theo dõi hành vi trực tuyến của họ trên các ứng dụng và trang web thông qua số định danh duy nhất) của Apple được giới thiệu trong iOS 14.5 .
Thử nghiệm này là một phần của sáng kiến rộng hơn dành cho web nhằm mục đích bắt đầu loại bỏ dần cookie của bên thứ ba trong trình duyệt web Chrome vào năm 2024.
Hiện tại, các thiết bị Android được chỉ định một mã định danh duy nhất - người dùng có thể đặt lại - cho phép các nhà phát triển ứng dụng có thể sử dụng để theo dõi hành vi trực tuyến. Privacy Sandbox thay thế số định danh bằng một bộ công cụ bảo vệ quyền riêng tư được thiết kế để hạn chế chia sẻ thông tin, đồng thời hỗ trợ quảng cáo được cá nhân hóa.
Mặc dù các đề xuất của Google hy vọng sẽ mang đến sự cân bằng giữa quảng cáo dựa trên sở thích và quyền riêng tư, nhưng công ty đã chỉ trích rằng các cách tiếp cận như của Apple không cung cấp các giải pháp thay thế khả thi.
Một báo cáo từ Financial Times vào tháng 12 năm 2021 cho thấy các ứng dụng đang tiếp tục theo dõi người dùng trên iOS, mặc dù theo cách ẩn danh và tổng hợp tương tự như Privacy Sandbox của Google.
Nguồn: thehackernews.com.
Tín nhiệm mạng | Microsoft đã phát hành các bản cập nhật bảo mật để giải quyết 75 lỗ hổng trong danh mục sản phẩm của mình, ba trong số đó đã bị khai thác trong thực tế.
Tín nhiệm mạng | Nền tảng tổng hợp tin tức xã hội phổ biến Reddit đã xác nhận rằng họ là nạn nhân của một sự cố bảo mật cho phép các tác nhân đe dọa có quyền truy cập trái phép vào dữ liệu nội bộ, mã nguồn và một số hệ thống kinh doanh của công ty.
Tín nhiệm mạng | 38 lỗ hổng bảo mật đã được phát hiện trong các thiết bị IIoT không dây, có thể tạo thành bề mặt tấn công đáng kể cho các tác nhân đe dọa đang tìm cách khai thác các môi trường công nghệ vận hành
Tín nhiệm mạng | Weee! Dịch vụ giao đồ ăn Châu Á và Tây Ban Nha bị vi phạm dữ liệu làm lộ thông tin cá nhân của 1,1 triệu khách hàng.
Tín nhiệm mạng | Nhiều lỗ hổng bảo mật chưa được vá đã được phát hiện trong các dịch vụ Hệ thống quản lý tài liệu (DMS) mã nguồn mở và freemium từ bốn nhà cung cấp LogicalDOC, Mayan, ONLYOFFICE và OpenKM
Tín nhiệm mạng | Microsoft đã công bố phiên bản mới của công cụ tìm kiếm Bing được hỗ trợ bởi mô hình OpenAI thế hệ mới mạnh hơn ChatGPT và được đào tạo đặc biệt để tìm kiếm trên web