Một đối tượng người Nga đã bị Bộ Tư pháp Mỹ (DoJ) buộc tội và truy tố vì đã phát động các cuộc tấn công ransomware nhằm vào "hàng nghìn nạn nhân" trong nước và trên toàn thế giới.
Mikhail Pavlovich Matveev (hay còn gọi là Wazawaka, m1x, Boriselcin và Uhodiransomwar), cá nhân 30 tuổi được đề cập, được cho là người chịu trách nhiệm chính trong việc phát triển và triển khai các biến thể ransomware LockBit, Babuk, và Hive kể từ ít nhất là tháng 6 năm 2020.
DoJ cho biết: “Những nạn nhân này bao gồm cơ quan thực thi pháp luật và các cơ quan chính phủ khác, bệnh viện và trường học. “Tổng số yêu cầu tiền chuộc trong ba chiến dịch ransomware toàn cầu này đưa ra cho các nạn nhân lên tới 400 triệu đô, trong khi tổng số tiền chuộc nạn nhân phải trả lên tới 200 triệu đô.”
LockBit, Babuk và Hive hoạt động tương tự nhau, lạm dụng quyền truy cập có được một cách bất hợp pháp để lấy cắp dữ liệu có giá trị và triển khai ransomware trên các mạng bị xâm nhập. Những kẻ tấn công còn đe dọa công khai thông tin bị đánh cắp nhằm thương lượng số tiền chuộc với nạn nhân.
Matveev bị buộc tội âm mưu tống tiền, âm mưu làm hỏng và cố ý làm hỏng các máy tính được bảo vệ. Nếu bị kết án, anh ta sẽ phải đối mặt với hơn 20 năm tù.
Bộ Ngoại giao Mỹ đã công bố giải thưởng lên tới 10 triệu đô la cho thông tin dẫn đến việc bắt giữ và/hoặc kết án Matveev.
Bất chấp hàng loạt các hành động thực thi pháp luật nhằm trấn áp hệ sinh thái tội phạm mạng trong những năm gần đây, ransomware-as-a-service (RaaS) vẫn tiếp tục là một mô hình sinh lợi cho các tác nhân đe dọa mà không cần phải phát triển phần mềm độc hại của riêng họ bằng cách tận dụng các dịch vụ do các nhà phát triển ransomware cung cấp để thực hiện các cuộc tấn công và thu về lợi nhuận bất hợp pháp.
Sự phát triển diễn ra khi các cơ quan an ninh mạng của Mỹ và Úc cùng đưa ra một tư vấn bảo mật để cảnh báo về BianLian, một nhóm ransomware đã nhắm mục tiêu vào một số cơ sở hạ tầng quan trọng, các dịch vụ chuyên nghiệp và các lĩnh vực phát triển bất động sản kể từ tháng 6 năm 2022.
Công ty bảo mật Avast của Séc đã cung cấp một công cụ miễn phí giúp giải mã mã độc tống tiền BianLian vào đầu năm nay để giúp nạn nhân của nó khôi phục các tệp bị khóa mà không phải trả tiền cho các tác nhân đe dọa.
Bản tin bảo mật cũng được đưa ra trong bối cảnh xuất hiện một chủng ransomware mới có tên LokiLocker, có nhiều điểm tương đồng với BlackBit, một ransomware khác được phát hiện đã nhắm mục tiêu vào các tổ chức ở Hàn Quốc.
Nguồn: thehackernews.com.
Tín nhiệm mạng | App Store đã ngăn chặn các giao dịch, trị giá hơn 2 tỷ đô la, được gắn thẻ là có khả năng gian lận và chặn gần 1,7 triệu lượt tải lên ứng dụng do vi phạm chính sách về quyền riêng tư, bảo mật và nội dung vào năm 2022
Tín nhiệm mạng | Discord đang thông báo cho người dùng về sự cố vi phạm dữ liệu đã xảy ra sau khi tài khoản của bộ phận hỗ trợ bên thứ ba bị xâm phạm.
Tín nhiệm mạng | Tin tặc đang lạm dụng khai thác một lỗ hổng bảo mật đã được khắc phục gần đây trong plugin WordPress Advanced Custom Fields sau khi bằng chứng chứng minh (PoC) khai thác của lỗ hổng được công khai.
Tín nhiệm mạng | Ngày càng nhiều hoạt động ransomware đang sử dụng mã nguồn phần mềm tống tiền Babuk để tạo ra công cụ mã hóa Linux nhắm mục tiêu vào các máy chủ VMware ESXi.
Tín nhiệm mạng | Mới đây, chính phủ Mỹ đã thông báo về việc phá vỡ một mạng lưới, có phạm vi toàn cầu, các thiết bị bị xâm phạm bởi một mã độc tinh vi có tên là Snake được Cơ quan An ninh Liên bang Nga (FSB) sử dụng.
Tín nhiệm mạng | GitHub hiện đang tự động ngăn chặn việc rò rỉ các thông tin nhạy cảm như khóa API (API key) và các token truy cập cho tất cả các kho lưu trữ mã nguồn công khai.