🔥 UBND xã Kroong, thành Phố Kon Tum đã đăng ký tín nhiệm. 🔥                    🔥 Trường Tiểu học Vinh Quang đã đăng ký tín nhiệm. 🔥                    🔥 UBND thị trấn Quốc Oai, Hà Nội đã đăng ký tín nhiệm. 🔥                    🔥 UBND xã Sài Sơn, Hà Nội đã đăng ký tín nhiệm. 🔥                    🔥 UBND xã Phượng Cách, Hà Nội đã đăng ký tín nhiệm. 🔥                   

TIN TƯỞNG "DỊCH VỤ LẤY LẠI TIỀN LỪA ĐẢO", NGƯỜI PHỤ NỮ TIẾP TỤC BỊ LỪA 600 TRIỆU ĐỒNG

Hãy chia sẻ câu chuyện của bạn với chúng tôi bằng cách nhắn tin đến fanpage Tín nhiệm mạng hoặc gửi email đến địa chỉ [email protected] để câu chuyện của bạn cảnh báo đến nhiều người hơn.

04/06/2024

Bị đối tượng xấu giả danh người quen lừa vay 6 triệu đồng, một phụ nữ ở Nghệ An lên mạng nhờ "dịch vụ lấy lại tiền lừa đảo" để lấy lại số tiền đã mất, thì bị lừa tiếp 600 triệu đồng.

Ngày 28/5, thông tin từ Phòng Cảnh sát hình sự Công an Nghệ An cho biết, đơn vị này vừa tiếp nhận trình báo của một phụ nữ hơn 50 tuổi ngụ ở huyện Quỳ Hợp (Nghệ An) về việc bị lừa đảo chiếm đoạt tài sản hơn 600 triệu đồng qua mạng xã hội.

Theo đơn trình báo, trước đó người phụ nữ này nhận tin nhắn qua Messenger của một người quen. Người này gọi điện trò chuyện, gọi đúng tên của bà và một số người thân trong gia đình nên bà tin tưởng, chuyển cho người gọi điện số tiền 6 triệu đồng. Sau đó, người phụ nữ này phát hiện tài khoản Facebook của mình đã bị đối tượng xấu chiếm đoạt và người vay tiền không phải là người quen mà đó là chiêu trò lừa đảo của tội phạm.

Ngay sau đó, khi lên Facebook, nạn nhân thấy có trang Fanpage mạo danh Cục An ninh mạng (Bộ Công an) đăng bài cảnh báo cùng với lời giới thiệu “hỗ trợ lấy lại tiền đã bị lừa đảo”. Do tin rằng trang này là chính thống, nạn nhân đã nhắn tin, trình bày với mong muốn lấy lại được tiền đã mất. Sau khi tạo một tài khoản theo đường link được gửi và thực hiện các thao tác do "cán bộ cục an ninh" hướng dẫn, người phụ nữ này thấy tài khoản của mình báo nhận được 1,5 triệu đồng. Tiếp đó, bên kia, "cán bộ cục an ninh" khẳng định số tiền đã về tài khoản nhưng do vướng thủ tục tất toán, đề nghị bà nộp một khoản tiền "bảo đảm" để rút về. Số tiền này sẽ được hoàn trả lại.

Người phụ nữ này sau đó đã làm theo hướng dẫn và đã chuyển khoản nộp 600 triệu đồng cho "cán bộ cục an ninh". Nạn nhân đã bị chiếm đoạt toàn bộ số tiền trên.

Để ngăn chặn tình trạng trên tiếp tục tái diễn, Cục An toàn thông tin (Bộ TT&TT) khuyến cáo người dân tuyệt đối không tin tưởng và sử dụng những dịch vụ trên mạng xã hội. Không thực hiện giao dịch hay chuyển tiền khi chưa xác minh được rõ danh tính của đối tượng, đặc biệt là những dịch vụ “lấy lại tiền bị lừa đảo”. Cảnh giác với các trang mạng xã hội, những cuộc gọi hoặc tin nhắn giả danh cán bộ công an, cơ quan nhà nước hay luật sư. Không cung cấp thông tin cá nhân hay tài khoản ngân hàng dưới mọi hình thức.

Trường hợp nghi vấn hay phát hiện ra các đối tượng có hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản, người dân cần báo ngay cho cơ quan công an gần nhất để được hỗ trợ, giải quyết và xử lý kịp thời.

Theo dõi và cập nhật các thông tin, tình huống thông tin, tình huống, dấu hiệu về lừa đảo trực tuyến tại Cổng không gian mạng quốc gia (https://khonggianmang.vn)

Nếu phát hiện dấu hiệu lừa đảo, hãy gửi phản ánh về địa chỉ của trang Cảnh báo an toàn thông tin Việt Nam (https://canhbao.khonggianmang.vn)

scrolltop