WhatsApp đang triển khai tính năng sao lưu các cuộc trò chuyện với mã hóa đầu cuối (end-to-end/e2e) trên iOS và Android để ngăn chặn bất kỳ truy cập trái phép vào các cuộc trò chuyện của bạn, bất kể chúng được lưu trữ ở đâu.
Hiện tại, WhatsApp cho phép bạn tạo bản sao lưu tất cả các cuộc trò chuyện của mình và lưu trữ chúng trên các dịch vụ lưu trữ trực tuyến như iCloud (với người dùng iOS) hoặc Google Drive (với người dùng Android).
Bản sao lưu này dùng để khôi phục các tin nhắn trò chuyện của bạn trong trường hợp WhatsApp được cài đặt lại trên thiết bị hiện tại của bạn hoặc một thiết bị mới.
Về mặt lí thuyết, các bản sao lưu đã được mã hóa e2e và lưu trữ trực tuyến sẽ không thể truy cập bởi bất kỳ ai cho dù họ có quyền truy cập vào thiết bị của bạn hoặc thực hiện cuộc tấn công man-in-the-middle hoặc tấn công tráo đổi SIM.
Các bản sao lưu trò chuyện được mã hóa đầu cuối
Từ ngày 14/10, Facebook đã thông báo rằng WhatsApp sẽ phát hành một tính năng mới, giúp bạn có thể thực hiện mã hóa e2e đối với các bản sao lưu trò chuyện của mình.
Khi kích hoạt tính năng này, người dùng có thể chỉ định một mật khẩu bí mật của họ sử dụng để mã hóa các bản sao lưu trước khi chúng được tải lên iCloud hoặc Google Drive.
Bất kỳ ai, kể cả WhatsApp và nhà cung cấp dịch vụ sao lưu sẽ không thể đọc được các bản sao lưu cũng như truy cập vào khóa giải mã của bạn.
Cách WhatsApp thực hiện sao lưu được mã hóa đầu cuối
Hiện tại, tính năng này chưa được triển khai cho tất cả mọi người. Facebook đang triển khai từ từ tính năng này cho những người sử dụng phiên bản WhatsApp mới nhất.
Cài đặt tính năng sao lưu có mã hóa e2e
Khi nó được triển khai trên thiết bị, bạn có thể kích hoạt tính năng sao lưu được mã hóa e2e của WhatsApp theo các bước sau:
Sau khi tính năng này được bật, bạn sẽ không thể khôi phục bất kỳ bản sao lưu nào vào thiết bị của mình nếu không biết mật khẩu.
Bạn có thể tắt tính năng này bằng cách quay lại cài đặt Sao lưu có mã hóa đầu cuối và tắt tính năng này.
Nguồn: bleepingcomputer.com.
Tín nhiệm mạng | Nhóm phân tích mối đe dọa của Google (TAG) cho biết họ đang theo dõi hơn 270 nhóm tin tặc được chính phủ hậu thuẫn từ hơn 50 quốc gia. Google cũng đã gửi khoảng 50.000 cảnh báo về các vấn đề lừa đảo và phần mềm độc hại cho khách hàng kể từ đầu năm 2021.
Tín nhiệm mạng | Các nhà nghiên cứu bảo mật cho biết tin tặc có thể đánh cắp toàn bộ số tiền trong ví của bất kì tài khoản OpenSea bằng cách dụ họ nhấp vào NFT chứa mã độc.
Tín nhiệm mạng | Google đã ra mắt bài trắc nghiệm về Tấn công giả mạo. Đây là sản phẩm kết hợp giữa Google và NCSC nhằm nâng cao nhận thức của người dùng về các vấn đề lừa đảo trên không gian mạng.
Tín nhiệm mạng | Một sự cố an ninh mạng đã làm tê liệt các hoạt động của hệ thống khách sạn quốc tế Meliá, một trong những chuỗi khách sạn lớn nhất thế giới đang điều hành hơn 370 khách sạn tại hơn 40 quốc gia.
Tín nhiệm mạng | Microsoft đã phát hành bản cập nhật bảo mật tháng Mười để vá 71 lỗ hổng bao gồm bản vá cho lỗ hổng leo thang đặc quyền đã bị khai thác trong thực tế và có thể kết hợp cùng lỗ hổng khác để giành quyền kiểm soát hệ thống.
Tín nhiệm mạng | Hôm thứ Hai, Apple đã phát hành một bản cập nhật bảo mật cho iOS và iPad để giải quyết một lỗ hổng nghiêm trọng được cho là đang bị khai thác trong thực tế. Đây là lỗ hổng zero-day thứ 17 mà công ty đã vá từ đầu năm nay.