CNIL, cơ quan giám sát bảo vệ dữ liệu của Pháp, đã phạt Facebook (nay là Meta) 150 triệu euro (170 triệu đô) và Google 60 triệu euro (68 triệu đô) vì vi phạm quy định về quyền riêng tư của châu Âu.
Nhà chức trách cho biết "các trang web facebook.com, google.fr và youtube.com cung cấp một nút cho phép người dùng chấp nhận các cookie ngay lập tức mà không cung cấp một cách tương tự để người dùng dễ dàng từ chối việc gửi các cookie này".
Phản hồi về điều này, Facebook cho biết họ đang xem xét lại phán quyết, trong khi Google đang tiến hành thay đổi các hoạt động của mình.
Cookie HTTP là các dữ liệu được tạo trong khi người dùng duyệt web và được trình duyệt web lưu trên máy tính hoặc thiết bị khác của người dùng để theo dõi hoạt động trực tuyến trên web và lưu trữ các thông tin, bao gồm thông tin đăng nhập và thông tin đã nhập vào các trường biểu mẫu như tên và địa chỉ.
CNIL phát hiện cả hai nền tảng đều yêu cầu người dùng thực hiện vài lần click để từ chối tất cả cookie khiến việc từ chối cookie khó khăn hơn.
Cùng với việc đưa ra các khoản phạt bằng tiền đối với Google và Meta, CNIL cũng yêu cầu hai công ty thay đổi cách họ cho phép người dùng lựa chọn cookie và cung cấp một cách đơn giản để từ chối cookie trong vòng ba tháng hoặc phải đối mặt với khoản tiền phạt thêm 100.000 euro cho mỗi ngày chậm trễ.
Đây không phải lần đầu tiên các nhà chức trách châu Âu (E.U) phạt hai hãng lớn vì vi phạm các quy định E.U. Vào tháng 12 năm 2020, cơ quan quản lý E.U đã phạt Google 100 triệu euro và Amazon 35 triệu euro vì đã đặt các cookie quảng cáo trên thiết bị của người dùng mà không có sự đồng ý của họ.
Sau đó vào tháng 11 năm 2021, cơ quan quản lý ở Ý, Autorità Garante della Concorrenza e del Mercato (AGCM), đã phạt Apple và Google mỗi bên 10 triệu euro vì không cung cấp cho người dùng thông tin rõ ràng về việc thu thập và sử dụng dữ liệu của họ cho mục đích thương mại.
Nguồn: thehackernews.com.
Tín nhiệm mạng | Các nhà nghiên cứu cho biết một kỹ thuật mới cho phép mã độc trên iOS có thể duy trì sự tồn tại trên một thiết bị bị nhiễm bằng cách giả mạo quá trình shutdown, khiến chúng ta không thể xác định được iPhone đang tắt hay không.
Tín nhiệm mạng | Tin tặc đã sử dụng một dịch vụ lưu trữ video cloud để chèn các đoạn mã độc cho phép lấy cắp thông tin được nhập vào các form trên trang web.
Tín nhiệm mạng | Các phần mềm độc hại giả mạo ứng dụng nhắn tin Telegram đang được sử dụng để phát tán backdoor Purple Fox lên các hệ thống Windows.
Tín nhiệm mạng | Bất kỳ ai thực hiện copy-paste các lệnh từ các trang web vào console hoặc terminal đều có nguy cơ bị xâm phạm hệ thống
Tín nhiệm mạng | Microsoft đã phát hành một bản vá khẩn cấp cho một lỗ hổng dẫn đến việc trì hoãn gửi email trên các máy chủ vật lý Microsoft Exchange được phát hiện khi vừa bắt đầu nă m 2022.
Tín nhiệm mạng | Các nhà nghiên cứu Hàn Quốc đã thử nghiệm các cuộc tấn công trên một số ổ cứng SSD để cài cắm phần mềm độc hại.