Thứ Năm tuần trước, cơ quan An ninh mạng và cơ sở hạ tầng Mỹ (CISA) đã bổ sung một lỗ hổng bảo mật ảnh hưởng đến Máy chủ WebLogic của Oracle vào danh mục Các lỗ hổng bị khai thác đã biết (KEV).
Có định danh CVE-2017-3506 (điểm CVSS: 7.4), lỗ hổng liên quan đến lỗi OS Command Injection có thể bị khai thác để giành quyền truy cập trái phép và chiếm toàn quyền kiểm soát trên các máy chủ bị ảnh hưởng.
CISA cho biết: “Máy chủ Oracle WebLogic, một sản phẩm trong bộ Fusion Middleware, tồn tại OS Command Injection cho phép kẻ tấn công thực thi mã tùy ý thông qua yêu cầu (request) HTTP có chứa tài liệu XML độc hại”.
Mặc dù CISA không tiết lộ bản chất của các cuộc tấn công khai thác lỗ hổng, nhóm tin tặc khai thác tiền điện tử 8220 Gang (hay Water Sigbin) từng được biết đến với việc lạm dụng lỗ hổng Oracle WebLogic vào đầu năm ngoái để xâm phạm các thiết bị chưa được vá và thêm chúng vào mạng lưới botnet khai thác tiền điện tử.
Theo một báo cáo gần đây do Trend Micro công bố, 8220 Gang đã lạm dụng các lỗ hổng trong máy chủ Oracle WebLogic (CVE-2017-3506 và CVE-2023-21839) để khởi chạy một công cụ khai thác tiền điện tử trong bộ nhớ bằng shell hoặc tập lệnh PowerShell tùy thuộc vào hệ điều hành được nhắm mục tiêu.
Nhà nghiên cứu bảo mật Sunil Bharti cho biết: “Nhóm này đã sử dụng các kỹ thuật che giấu, chẳng hạn như mã hóa (encode) thập lục phân các URL và sử dụng HTTP qua cổng 443, cho phép nó lén lút tải xuống các payload (tệp độc hại)”. "Tập lệnh PowerShell và tệp batch sử dụng các hàm mã hóa phức tạp, sử dụng các biến môi trường để ẩn dấu mã độc bên trong các thành phần tập lệnh trông có vẻ vô hại".
Do hoạt động khai thác CVE-2017-3506 đang diễn ra trong thực tế, các cơ quan liên bang được khuyến nghị áp dụng các bản vá mới nhất trước ngày 24 tháng 6 năm 2024 để bảo vệ hệ thống của họ trước các mối đe dọa tiềm ẩn.
Nguồn: thehackernews.com.
Các lỗ hổng bỏ qua kiểm tra ủy quyền, hiện đã được vá, ảnh hưởng đến modem Cox có thể bị lạm dụng để giành quyền truy cập trái phép vào các thiết bị và thực thi các lệnh độc hại.
Hiện nay, trên không gian mạng ngày càng xuất hiện nhiều thủ đoạn lừa đảo tinh vi. Sandra Pond (trú tại thành phố Fredericton, Canada) đã trở thành nạn nhân của một vụ lừa đảo chiếm đoạt tài sản khi bà rao bán chiếc bàn của mình trên nền tảng mạng xã hội Facebook.
Mới đây, Microsoft đã đưa ra cảnh báo về một nhóm tội phạm mạng vì hành vi đánh cắp thẻ quà tặng của các đại lý bán hàng thông qua dịch vụ lưu trữ dữ liệu đám mây. Nhóm đối tượng có trụ sở tại Ma-rốc, mang danh là Storm-0539 hoặc Atlas Lion và hoạt động dưới danh nghĩa là tổ chức phi lợi nhuận.
Mới đây, xuất hiện một trang web tự xưng là “Thư viện Hoa Học Trò”, có địa chỉ hoahoctro.edu.vn, đang có những hành vi gây ảnh hưởng đến uy tín của Chuyên trang Hoa Học Trò điện tử, Báo Tiền Phong (địa chỉ: hoahoctro.tienphong.vn).
Bị đối tượng xấu giả danh người quen lừa vay 6 triệu đồng, một phụ nữ ở Nghệ An lên mạng nhờ "dịch vụ lấy lại tiền lừa đảo" để lấy lại số tiền đã mất, thì bị lừa tiếp 600 triệu đồng.
Ngày 29/5, thông tin từ Công an TX.Quảng Yên (Quảng Ninh) cho biết, đơn vị đang điều tra theo trình báo của một người dân về việc bị lừa mất trắng hơn 14,7 tỷ đồng vì tham gia cá cược trên mạng internet.