Hãy chia sẻ câu chuyện của bạn với chúng tôi bằng cách nhắn tin đến fanpage Tín nhiệm mạng hoặc gửi email đến địa chỉ [email protected] để câu chuyện của bạn cảnh báo đến nhiều người hơn.
Nếu một ngày bỗng dưng tài khoản của bạn nhận được một số tiền tương đối lớn từ một tài khoản hoàn toàn xa lạ, hãy thật cẩn trọng bởi rất có thể đây là một trong các chiêu thức lừa đảo qua mạng, qua điện thoại hết sức tinh vi.
1. Các kịch bản lừa đảo chuyển tiền nhầm phổ biến
Trong cùng một thời gian, các cơ quan chức năng nhận được rất nhiều cuộc gọi phản ánh về việc tài khoản của mình tự nhiên nhận được một khoản tiền mà không biết người chuyển tiền là ai. Cùng lúc, trên các diễn đàn, mạng xã hội xôn xao cảnh báo về chiêu thức cố tình chuyển khoản nhầm để lừa đảo, chiếm đoạt tiền.
Theo đó, chiêu thức lừa đảo này chủ yếu nhắm tới những người nhẹ dạ cả tin, những người để lộ thông tin cá nhân, số tài khoản ngân hàng. Sau khi cố tình chuyển khoản nhầm, các đối tượng lừa đảo sẽ tiếp tục thực hiện các kịch bản sau:
- Mạo danh ngân hàng gọi điện hoặc gửi tin nhắn thông báo về việc có người chuyển nhầm và yêu cầu khách hàng truy cập đường link website mạo danh nhằm dẫn dụ lấy thông tin như tên truy cập, mật khẩu, mã OTP để chiếm đoạt tiền trong tài khoản.
- Kẻ lừa đảo sẽ giả danh là người thu hồi nợ của một công ty tài chính nào đó để liên hệ với nạn nhân và yêu cầu người này trả lại số tiền kia như một khoản vay cùng với một khoản lãi suất cao.
Thậm chí, nhiều đối tượng còn đe dọa, khủng bố tin nhắn, điện thoại của nạn nân khiến họ hoảng sợ và lo lắng mà thực hiện theo yêu cầu. Có thể thấy, với sự phát triển của công nghệ và xã hội, thủ đoạn lừa đảo chiếm đoạt tài sản ngày càng trở nên tinh vi và khó nhận biết. Nếu không đủ tỉnh táo, bất cứ ai đều có thể “sập bẫy” chiêu trò này.
2. Bị lừa đảo chuyển nhầm tiền phải làm sao?
Khi nhận được tiền chuyển khoản nhầm, dù chưa có ai liên hệ cũng tuyệt đối không được tiêu vào số tiền này. Dù vô tình hay cố ý chuyển khoản nhầm, người nhận được số tiền này có nghĩa vụ phải trả lại tiền theo quy định của pháp luật.
Như vậy, thay vì sử dụng số tiền đó, người nhận cần chủ động liên hệ sớm với ngân hàng để thông báo, phía ngân hàng sẽ cung cấp thông tin cần thiết để đối chiếu với số tài khoản chuyển tiền.
Lưu ý, khi chuyển lại tiền phải có sự chứng kiến của bên thứ ba, lưu giữ lại chứng từ về việc chuyển tiền. Hoặc, nếu xét thấy vụ việc có tính chất lừa đảo, người nhận có thể trình báo vụ việc tới cơ quan công an nơi cư trú để được giải quyết kịp thời.
Tín nhiệm mạng | Uber đang điều tra một sự cố bảo mật liên quan đến việc vi phạm mạng công ty. Tin tặc đã sử dụng social engineering để lấy được mật khẩu của nhân viên và xâm phạm công ty.
Một số lỗ hổng bảo mật firmware trong máy tính xách tay cao cấp dành cho doanh nghiệp của HP vẫn chưa được vá trong một số thiết bị sau vài tháng kể từ khi chúng được tiết lộ công khai.
Tín nhiệm mạng | WordPress Wordfence vừa tiết lộ một lỗ hổng zero-day mới trong WordPress BackupBuddy plugin đã và đang bị khai thác trong thực tế với gần năm triệu lượt tấn công.
Tín nhiệm mạng | Cisco đã phát hành các bản vá để giải quyết ba lỗ hổng bảo mật ảnh hưởng đến các sản phẩm của họ, bao gồm một lỗ hổng mức cao được phát hiện trong NVIDIA Data Plane Development Kit (MLNX_DPDK) vào cuối tháng trước.
Tín nhiệm mạng | TikTok đã phủ nhận các tuyên bố gần đây về việc họ đã bị vi phạm khiến mã nguồn và dữ liệu người dùng bị đánh cắp. TikTok cho biết dữ liệu được đăng trên diễn đàn hack "hoàn toàn không liên quan" đến công ty.
Tín nhiệm mạng | QNAP phát hành bản vá cho zero-day mới và cảnh báo khách hàng về các cuộc tấn công ransomware DeadBolt đang khai thác lỗ hổng này trong Photo Station