Hãy chia sẻ câu chuyện của bạn với chúng tôi bằng cách nhắn tin đến fanpage Tín nhiệm mạng hoặc gửi email đến địa chỉ [email protected] để câu chuyện của bạn cảnh báo đến nhiều người hơn.
Nắm bắt tâm lý làm ít mà muốn hưởng nhiều của một bộ phận người dân, các đối tượng lừa đảo qua mạng đã bày ra chiêu thức tuyển cộng tác viên làm việc online làm nhiệm vụ mua hàng nhận tiền hoa hồng mức cao và đã dụ được rất nhiều nạn nhân sập bẫy.
Quảng cáo công việc với mức lương hấp dẫn
Quy trình lừa đảo diễn ra như thế nào?
Các đối tượng lừa đảo thường sử dụng tài khoản Facebook ảo để đăng tin tuyển dụng và chạy quảng cáo khắp các mạng xã hội (Facebook, Zalo,…) với nội dung như “Tuyển cộng tác viên mua bán hàng trên các sàn thương mại điện tử Shoppe, Lazada, Tiki…”.
Có người liên hệ, hướng dẫn công việc cụ thể qua Zalo/Telegram
Sau khi nhận được thông tin của những người đồng ý làm cộng tác viên, đối tượng lừa đảo sẽ gửi cho nạn nhận một đường link sản phẩm thật trên Sendo, Shoppe, Lazada… và yêu cầu tạo đơn hàng và thanh toán.
Thêm nạn nhân vào nhóm có nhiều tài khoản tương tác để tạo lòng tin
Đưa ra các nhiệm vụ vốn ít để dẫn dụ nạn nhân
Ban đầu, các đối tượng này sẽ cho “hệ thống” tự động hoàn lại tiền mua hàng cộng thêm một khoản tiền hoa hồng dao động từ 10 - 20% khi cộng tác viên hoàn thành nhiệm vụ đầu tiên. Việc hoàn tiền chỉ diễn ra nhanh chóng với những đơn hàng giá trị nhỏ đầu tiên để tạo lòng tin.
App lừa đảo tặng tiền ngay khi đăng nhập
Sau khi dẫn dụ được nạn nhân chốt nhiều đơn hàng với số tiền lớn ở những lần tiếp theo, các đối tượng lừa đảo sẽ đưa ra nhiều lý do khác nhau để không hoàn tiền và thanh toán hoa hồng như: Cú pháp soạn tin bị sai, hệ thống bị lỗi… Lúc này, nếu muốn nhận lại tiền, phía bên kia sẽ yêu cầu nạn nhân phải chuyển khoản thêm tiền cho đơn hàng để lấy lại số tiền trước đó, nếu không sẽ bị mất toàn bộ.
Với tâm lý muốn lấy lại tiền, nhiều người đã tin theo và liên tục chuyển khoản cho bên lừa đảo. Sau khi nạn nhân hết tiền để chuyển khoản hoặc phát hiện bị lừa, các đối tượng sẽ chặn toàn bộ liên lạc với nạn nhân qua điện thoại, Facebook.
Làm sao để tránh việc bị các đối tượng này lừa đảo?
Để không trở thành nạn nhân của các đối tượng lừa đảo với thủ đoạn tuyển cộng tác viên sàn thương mại điện tử, trước hết, mỗi người chúng ta cần phải hiểu rằng, tất cả những công việc kiếm tiền quá dễ dàng đều tiểm ẩn cạm bẫy bất ngờ. Đồng thời, người dân cũng cần lưu ý một số vấn đề sau để không sập bẫy lừa đảo:
- Tìm hiểu kỹ đối tượng đăng tin tuyển dụng
- Cảnh giác trước những lời mời chào hấp dẫn, hứa hẹn thu nhập cao mà không đòi hỏi kinh nghiệm hay kỹ năng.
- Khi thực hiện nhiệm vụ mà phát hiện bên kia có dấu hiệu chần chừ trong việc thanh toán tiền thì cần dừng ngay việc mua hàng. Nếu tiếp tục mua sản phẩm theo yêu cầu của bên kia, nạn nhân sẽ càng mất thêm nhiều tiền chứ không có chuyện được hoàn tiền và hoa hồng.
Mất tiền do bị lừa đảo mua hàng nhận tiền hoa hồng, có đòi lại được không?
Rất khó để trình báo cơ quan chức năng đối với những trường hợp bị lừa đảo qua hình thức này bởi vì các đối tượng lừa đảo thường sử dụng nick ảo và sim rác để nhắn tin, gọi điện. Vì các đối tượng lừa đảo và nạn nhân chỉ trao đổi với nhau qua mạng nên các thông tin liên hệ cũng như nhân thân về các đối tượng này rất mơ hồ, không xác thực. Bởi vậy, thực hiện việc tố cáo những hành vi trên để được xử lý theo quy định của pháp luật cũng rất khó khăn.
Khi không may trở thành nạn nhân của chiêu trò lừa đảo mua hàng nhận tiền hoa hồng, người dân cần nhanh chóng liên hệ với cơ quan Công an để trình báo về vụ việc lừa đảo. Hoặc nạn nhân có thể truy cập trang thông tin, trang mạng xã hội tiếp nhận thông tin về tội phạm lừa đảo:
+ Trang cảnh báo an toàn thông tin Việt Nam trợ giúp người dân, tổ chức gửi thông tin, cảnh báo về các vấn đề an toàn, an ninh mạng tại địa chỉ: https://canhbao.ncsc.gov.vn./#!
+ Kiểm tra các thông tin chính thống (email, website, số điện thoại, địa chỉ,…) của các tổ chức, doanh nghiệp tại địa chỉ: tinnhiemmang.vn
+ Nhận biết các dấu hiệu lừa đảo và nâng cao kiến thức an toàn thông tin trên https://khonggianmang.vn và https://dauhieuluadao.com
+ Trang Facebook của Công an thành phố Hà Nội: https://www.facebook.com/ConganThuDo
+ Gọi điện đến đường dây nóng do Cơ quan công an cung cấp: Số điện thoại đường dây nóng Phòng An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao: 069.219.4053. Tại Thành phố Hồ Chí Minh, người dân gọi đến số điện 08.3864.0508 để tin báo về tội phạm lừa đảo qua mạng.
Tín nhiệm mạng | Đầu năm học, nhu cầu thi bằng lái xe máy của các bạn sinh viên tăng cao. Cùng với đó những chiêu trò lừa đảo, qua mặt pháp luật xuất hiện ngày càng nhiều. Nhiều đối tượng đã tung các đoạn quảng cáo “làm GPLX giá rẻ”, “làm GPLX lấy ngay”, “bao thi chống trượt” … đánh vào tâm lý các bạn sinh viên năm nhất mới lên Hà Nội, chưa biết rõ mánh khóe của những tay “cò” bằng lái này
Tín nhiệm mạng | NCSC cho biết thường xuyên nhận được phản ánh từ người dân về việc nhận được các cuộc gọi giả mạo. Người dân cần chủ động nâng cao kiến thức và mức độ nhận diện để tránh trở thành nạn nân của các cuộc tấn công lừa đảo.
Tín nhiệm mạng | Lazarus, nhóm tin tặc do Triều Tiên hậu thuẫn, hoạt động với 3 mục đích chính là gián điệp mạng, phá hoại mạng và tài chính, đã bị phát hiện triển khai một rootkit Windows bằng cách khai thác lỗ hổng trong firmware driver của Dell.
Tín nhiệm mạng | Trong cuộc điều tra ứng cứu sự cố vào đầu năm nay, các nhà nghiên cứu tại công ty bảo mật Mandiant (được Google mua lại) đã phát hiện một đối tượng bị nghi ngờ có liên quan với Trung Quốc đã sử dụng VIBs độc hại để phát tán mã độc VirtualPita và VirtualPie.
Tín nhiệm mạng | Cơ quan An ninh mạng của Mỹ (CISA) đã bổ sung một lỗ hổng nghiêm trọng được tiết lộ gần đây ảnh hưởng đến Máy chủ Bitbucket và Data Center của Atlassian vào danh mục các lỗ hổng bị khai thác đã biết .
Tín nhiệm mạng | Microsoft đang điều tra về hai lỗ hổng bảo mật zero-day ảnh hưởng đến Exchange Server 2013, 2016 và 2019 sau khi nhận được các báo cáo về việc khai thác lỗ hổng trong thực tế.